Menu
  
Tin tuyển sinh

Ngành Kinh doanh thương mại và ngành Thương mại điện tử khác như thế nào?

31/03/2021
Nếu sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 tạo điều kiện cho Thương mại điện tử trở thành “miếng bánh thơm” đầy sức hấp dẫn với các nhà đầu tư thì Kinh doanh thương mại sẽ là công cụ đắc lực góp phần làm tăng giá trị của doanh nghiệp. 
Một số yếu tố tương đồng của 2 ngành học này khiến nhiều thí sinh băn khoăn Ngành Kinh doanh thương mại và ngành Thương mại điện tử khác như thế nào? chương trình đào tạo cụ thể ra sao, cơ hội việc làm trong thị trường lao động hiện nay đối với các ngành học này như thế nào? Để hiểu rõ hơn, mời các bạn đi tìm lời giải trong bài viết dưới đây.

 

Ngành Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử được hiểu như thế nào?

 

Để tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh khác nhau của 2 ngành học này, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử. 
Kinh doanh thương mại là ngành học thiên về các hoạt động bán hàng, quản lý kho, khảo sát hàng, xuất – nhập kho. Ngành kinh doanh thương mại đào tạo nhiều kỹ năng công việc thực tế như: quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, những phương thức bán hàng hiệu quả. Người làm việc trong ngành Kinh doanh thương mại phải có năng lực quản trị lực lượng bán hàng, tổ chức và điều phối bán lẻ. Đặc biệt, bạn cần có kỹ năng nắm bắt tâm lý, hành vi mua hàng để từ đó tổ chức các hoạt động bán hàng hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

 
 
Ngành Kinh doanh thương mại với Thương mại điện tử khác như thế nào? là câu hỏi chung của nhiều thí sinh

Còn Thương mại điện tử là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại (mua - bán) thông qua những phương tiện điện tử hiện đại với các chuyên ngành kinh doanh trực tuyến, Marketing trực tuyến. Về bản chất, Thương mại điện tử không thay đổi so với các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, bằng các phương tiện điện tử mới, các hoạt động giao dịch, mua bán, marketing quảng bá được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.

 

Chương trình học của ngành Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử khác nhau ra sao?

 

Là hai ngành học có nhiều điểm tương đồng ở kiến thức cơ sở về kinh doanh, song về kiến thức chuyên sâu Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử đều có những môn học đặc thù, thể hiện hướng nghiên cứu riêng của ngành.
Theo đó, sinh viên ngành Kinh doanh thương mại tại UEF sẽ được tiếp cận các kiến thức và kĩ năng về nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, quản trị chuỗi cung ứng, chuỗi bán lẻ, nghiệp vụ bán hàng và phân tích tài chính, marketing, nghiệp vụ PR, tổ chức và điều hành hoạt động bán lẻ, nắm bắt hành vi, nhu cầu của khách hàng.
Với ngành Thương mại điện tử, UEF sẽ tập trung trang bị khối kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, nắm bắt chức năng và vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh,... Đặc biệt, các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin là những nội dung tối quan trọng sinh viên ngành Thương mại điện tử cần tích lũy.

 

Sự khác nhau về vị trí công việc của cử nhân ngành Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử

 

Bên cạnh các yếu tố về chương trình đào tạo, kiến thức chuyên ngành, dựa vào vị trí công việc bạn có thể dễ dàng phân biệt ngành Kinh doanh thương mại với ngành Thương mại điện tử khác nhau như thế nào? 
Cử nhân ngành Kinh doanh thương mại có thể đảm nhận các công việc như:
 
  • Nhân viên kinh doanh tại các công ty, cửa hàng trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh, thương mại;
  • Chuyên viên phụ trách xuất – nhập khẩu, quản lí kho bãi, chuyên viên bộ phận thu mua, nhân viên bộ phận bán hàng;
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các công ty, doanh nghiệp thương mại, sản xuất, tiêu dùng,…
  • Chuyên viên marketing, PR,…
  • Với kinh nghiệm và năng lực có thể thăng tiến lên vị trí trưởng ngành hàng, cửa hàng trưởng,…
 
Cử nhân ngành Thương mại điện tử có thể tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp với các công việc sau:
 
  • Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các cơ quan và doanh nghiệp; 
  • Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin hoặc lập trình viên trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước,
  • Tư vấn viên cho các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử.
  • Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các Viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành; Giảng viên ngành Thương mại, điện tử tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
 
Với tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay, dù là hình thức thương mại truyền thống hay hiện đại, Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử vẫn là nhóm ngành trong tình trạng “khát nhân lực”. Với việc nắm bắt được ngành Kinh doanh thương mại với ngành Thương mại điện tử khác nhau như thế nào? sẽ là một lợi thế lớn giúp thí sinh cân nhắc và đưa ra lựa chọn đúng đắn trong hành trình “chọn ngành - chọn nghề”.
 
Bạch Vân
TIN LIÊN QUAN