Menu
  
Ngành

Phân biệt ngành Kinh tế số với ngành Thương mại điện tử

24/05/2024
Khi thế giới bước vào kỷ nguyên số hóa, Kinh tế số và Thương mại điện tử nổi lên như những lĩnh vực chủ chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi cách thức kinh doanh và tiêu dùng. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và Internet, việc so sánh hai ngành này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chúng mà còn mở ra những hướng đi mới trong tương lai. Bài viết này sẽ tập trung vào việc phân biệt ngành Kinh tế số và Thương mại điện tử, qua đó giúp các bạn trẻ có mong muốn theo học sẽ thấy rõ sự khác biệt và những điểm tương đồng giữa hai ngành.
 
Ngành Kinh tế số và ngành Thương mại điện tử mang đến nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên

Ngành Kinh tế số và ngành Thương mại điện tử được hiểu như thế nào?
Để hiểu rõ hơn về từng ngành, trước tiên các thí sinh cần nắm các thông tin cơ bản nhất liên quan đến định nghĩa hai ngành học xu hướng này. 
Ngành Kinh tế số là ngành học trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc sử dụng thông tin được số hóa để phân bổ nguồn lực, đẩy mạnh năng suất, góp phần tăng trưởng kinh tế chất lượng cao. Hiểu một cách rõ ràng hơn, đây là ngành nghiên cứu về cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, blockchain và big data để phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định kinh tế thông minh.
 
Thí sinh cần phân biệt ngành Kinh tế số với ngành Thương mại điện tử để đưa ra lựa chọn ngành nghề đúng đắn

Với Thương mại điện tử, ngành này được hiểu là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại. Về bản chất, thương mại điện tử không thay đổi so với các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, bằng các phương tiện điện tử mới, các hoạt động giao dịch, mua bán, quảng bá được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh. 
Kiến thức và kỹ năng trong chương trình đào tạo hai ngành này ra sao?
Tất nhiên, sự khác nhau vừa nhắc ở trên sẽ dẫn đến chương trình đào tạo của mỗi ngành là khác nhau. Điều này kéo theo lượng kiến thức, kỹ năng sinh viên lĩnh hội được cũng sẽ khác nhau.
Sinh viên theo đuổi ngành Kinh tế số sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về công nghệ số, kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, thương mại điện tử,... Song song đó, các bạn còn được trang bị kỹ năng ứng dụng các công nghệ số dẫn đầu xu thế của thời đại như AI, IoT, BigData, BlockChain,… để giải quyết yêu cầu công việc trong hoạt động kinh tế, quản trị. Ngoài ra, sinh viên được rèn luyện đầy đủ các kỹ năng cần thiết để đủ năng lực làm việc và thích ứng với môi trường thay đổi nhanh chóng của các công ty, doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số.
 
Chương trình đào tạo của mỗi ngành đều có sự thú vị khác nhau

Còn ngành Thương mại điện tử sẽ cung cấp cho sinh viên khối kiến thức kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh. Về mặt kỹ năng, các bạn sẽ nhuần nhuyễn kỹ năng giao dịch thương mại điện tử, vận dụng các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị nghiệp vụ kinh doanh, giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa,...
Sự khác nhau về vị trí việc làm của ngành Kinh tế số và ngành Thương mại điện tử
Xu hướng phát triển của công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh tế số và Thương mại điện tử. Thị trường lao động hiện nay đang rất “khát” nguồn nhân lực hai ngành học này. 
 
Thị trường việc làm rộng mở cho sinh viết tốt nghiệp hai ngành trên

Tốt nghiệp ngành Kinh tế số tại UEF, các bạn có thể đảm nhiệm những vị trí việc làm hấp dẫn sau đây:
- Chuyên viên tư vấn độc lập về chuyển đổi kỹ thuật số, công nghệ tài chính (fintech);
- Chuyên viên trong các doanh nghiệp kỹ thuật số, doanh nghiệp khởi nghiệp kỹ thuật số, công ty tài chính công nghệ;
- Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến kinh tế và kinh tế số;
- Điều phối viên, tư vấn dự án trong các tổ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế;
- Nghiên cứu viên, giảng viên ngành kinh tế số tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu,...
Ngành Thương mại điện tử cũng mang đến cho sinh viên nhiều vị trí việc làm hấp dẫn không kém, ví dụ như: 
- Chuyên viên tư vấn, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử;
- Chuyên viên quản trị, phát triển hệ quản trị nguồn lực doanh nghiệp, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại cơ quan và doanh nghiệp;
- Cán bộ quản lý, chuyên viên tại các vị trí: tư vấn, phân tích, thiết kế, xây dựng và triển khai các hệ thống TMĐT, quảng cáo và quan hệ khách hàng, marketing điện tử tại các cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội;
- Có thể làm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các viện và các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,...
Với những thông tin đã cung cấp, tin rằng các thí sinh đã phân biệt rõ ràng ngành Kinh tế số với ngành Thương mại điện tử. Hy vọng, các thí sinh sẽ có sự lựa chọn ngành học đúng đắn, phù hợp với năng lực và sở thích của mình trong kỳ tuyển sinh năm học 2024 - 2025.
 
TT.TT-TT
TIN LIÊN QUAN