Menu
  
Tin tức sự kiện

“Người trong cuộc” chia sẻ cách thức lựa chọn và đăng bài trên tạp chí quốc tế uy tín

08/08/2022
Nhằm góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu trong đội ngũ giảng viên, nghiên cứu sinh và học viên cao học Nhà UEF, tạo ra nhiều đề tài nghiên cứu khoa học chất lượng, đăng tải không chỉ trên các tạp chí trong nước mà còn quốc tế, Viện Đào tạo sau đại học và Khoa học công nghệ UEF đã tổ chức workshop “Chia sẻ kinh nghiệm công bố quốc tế” vào sáng ngày 6/8.  
Báo cáo viên của buổi workshop là TS. Phạm Văn Kiên – Nghiên cứu viên Viện Đào tạo sau đại học và Khoa học công nghệ UEF và TS. Lê Thanh Tiệp – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, tham gia giảng dạy sau đại học tại UEF. Đây là 2 nhà khoa học có nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí ISI và SCOPUS.
 

Thầy cô, nghiên cứu sinh và học viên cao học tham gia workshop
 
Tại buổi workshop, các báo cáo viên đã trình bày chi tiết những tiêu chí lựa chọn tạp chí quốc tế, các bước để thực hiện một bài nghiên cứu khoa học, những lưu ý quan trọng khi đăng bài trên tạp chí quốc tế, đồng thời giải đáp các thắc mắc của thầy cô, nghiên cứu sinh và học viên cao học.
Hiện nay có rất nhiều tạp chí khoa học quốc tế để thầy cô lựa chọn đăng tải bài viết, tuy nhiên các tạp chí đó phải phù hợp với chuyên ngành mà thầy cô làm việc, học tập và nghiên cứu. Uy tín nhất hiện nay phải kể đến đó ISI và SCOPUS.
 
 
Nhiều vấn đề về công bố khoa học quốc tế được diễn giả chia sẻ
 
Theo đó, các thầy cô, nghiên cứu sinh, học viên cao học có thể đọc phần “Aims and Scople” trong tạp chí để chọn tạp chí phù hợp với bài nghiên cứu; Tìm hiểu “Impact Factors” để xem chất lượng và mức độ khó mà bài viết được chấp nhận; Nhìn vào thời gian trung bình xuất bản, thời gian thông báo chấp nhận/ từ chối bài viết. Ngoài ra, một số tạp chí yêu cầu nộp phí xử lý bài ngay khi nộp bài.
Cạnh đó, một số lưu ý quan trọng khi viết và đăng bài trên tạp chí quốc tế được hai báo cáo viên chỉ ra gồm: Vấn đề nghiên cứu phải có điểm mới, đóng góp mới vào cơ sở lý thuyết và thực tiễn; Đầu tư cho thiết kế nghiên cứu; Chọn tài liệu tham khảo từ nguồn uy tín (Scopus/ WoS); Lập luận câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu chặt chẽ; Tham khảo bạn bè, đồng nghiệp có kinh nghiệm thực tế (chỉ số ORCID).
 
 

Trao đổi, giải đáp thắc mắc của thầy cô, nghiên cứu sinh và học viên cao học 
 
Hoạt động nghiên cứu khoa học luôn được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trực tiếp tham gia vào quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo tại UEF suốt nhiều năm qua. Buổi chia sẻ đã tiếp thêm động lực giúp thầy cô, học viên cao học, nghiên cứu sinh Nhà UEF tích cực hơn nữa trong công tác nghiên cứu khoa học và đăng bài trên các tạp chí quốc tế trong thời gian tới.
 
TT.TT-TT
TIN LIÊN QUAN