Menu
  
Tin tuyển sinh

Ngành Marketing và Quan hệ công chúng khác nhau như thế nào?

30/09/2017
Trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp đều đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu nhằm phát triển hoạt động kinh doanh. Theo đó, Marketing và Quan hệ công chúng (PR) là hai công cụ không thể thiếu để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này.
Đây cũng là lý do nhiều bạn trẻ chọn theo đuổi ngành Marketing và Quan hệ công chúng. Tuy nhiên, một số bạn vẫn chưa nắm rõ bản chất ngành nghề, nhầm lẫn về vị trí công việc. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ ngành MarketingQuan hệ công chúng khác nhau như thế nào?

Hiểu ngành Marketing, ngành Quan hệ công chúng thế nào cho đúng

Để phân biệt ngành Marketing và ngành Quan hệ công chúng khác nhau như thế nào? trước hết các bạn cần nắm rõ tính chất công việc của mỗi ngành là gì?
Nếu Marketing được hiểu là chiến lược đưa sản phẩm từ nhà sản xuất và nhà phân phối đến cho khách hàng thì Quan hệ công chúng (PR) lại là quá trình giúp cho một tổ chức và cộng đồng của nó có mối liên hệ với nhau, một cách tương hỗ.
Trong khi mục tiêu của hoạt động Marketing là doanh số - lợi nhuận bán hàng thì mục tiêu của hoạt động PR là sự thấu hiểu, tin tưởng lẫn nhau hoặc sự định vị vị trí của tổ chức đó trong lòng khách hàng hay cộng đồng của mình.
 
UEF so sánh ngành marketing và Quan hệ công chúng
Nhiều thí sinh vẫn chưa phân biệt được ngành Marketing và ngành Quan hệ công chúng khác nhau thế nào?
 
Nếu doanh số hay sự gia tăng của doanh thu chính là thước đo đo lường sự thành công của hoạt động Marketing thì thước đo đo lường sự thành công của hoạt động PR đó chính là những ý kiến tích cực, sự ủng hộ tin dùng từ phía cộng đồng, công chúng.
Hoạt động Marketing và PR là khác nhau song chúng vẫn bổ sung cho nhau. Marketing chú trọng vào thị trường bao gồm khách hàng và nhu cầu của họ để mang về lợi nhuận cho công ty còn hoạt động PR tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ nhằm làm tăng lên sự hợp tác giữa công chúng và doanh nghiệp, giảm sự “đối đầu”. Một hoạt động PR tốt có thể tạo ra một môi trường tốt cho hoạt động marketing. Việc vận dụng khéo léo, hiệu quả hai hoạt động này chính là chía khóa mang lại sự thành công cho doanh nghiệp không chỉ về lợi nhuận mà còn về uy tín, vị thế lâu dài.
Với bản chất tương tác với khách hàng và cộng đồng xã hội, cả hai ngành học này đều đỏi hỏi tố chất giao tiếp tốt, kiến thức xã hội phong phú, năng động, sáng tạo. Riêng Marketing thì thí sinh có thêm “máu” đam mê kinh doanh và làm giàu chân chính

Sự khác nhau trong vị trí công việc của ngành Marketing và ngành Quan hệ công chúng

Một yếu tố quan trọng để các bạn có thể phân biệt được ngành Maketing và ngành Quan hệ công chúng khác nhau thế nào? đó chính là vị trí công việc sinh viên có thể đảm trách sau khi tốt nghiệp.
 
ngành Marketing
Đây là những ngành học dành cho các bạn trẻ năng động, giỏi giao tiếp
 
Với ngành Marketing, sinh viên ra trường có thể làm những công việc như sau:
  • Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực marketing như: công ty quảng cáo (Advertising agency), công ty truyền thông (Media agency), Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency),… với các vị trí Chuyên viên nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, quảng cáo phát triển và quản trị thương hiệu tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
  • Giảng dạy, nghiên cứu về quản trị marketing, marketing tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
Còn với ngành Quan hệ công chúng, các bạn có thể đảm trách các vị trí:
  • Chuyên viên PR: phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ….
  • Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông...
  • Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông.
  • Nghiên cứu và giảng dạy về PR trong các cơ sở giáo dục đại học, Cao đẳng...
Tuy nhiên do mối tương hỗ giữa hai ngành, sinh viên Marketing vẫn có thể làm việc trong mảng truyền thông, báo chí, quan hệ công chúng và ngược lại.
Với những thông tin trên, tin rằng các bạn thí sinh quan tâm đến ngành Marketing và Quan hệ công chúng đã có thể phân biệt được đối tượng nghiên cứu và tương lai nghề nghiệp của mỗi ngành, đã hiểu được ngành Marketing và Quan hệ công chúng khác nhau như thế nào.
 
UEF so sánh ngành
Tại UEF, sinh viên ngành Marketing, Quan hệ công chúng đều được chú trọng đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng bên cạnh khối kiến thức chuyên ngành
 
Ngày nay, cả Marketing và Quan hệ công chúng đều có những ảnh hưởng nhất định đến thế giới kinh doanh. Một số công ty và tổ chức thường chỉ sử dụng một trong 2 “vũ khí” trên. Một số khác thì sử dụng cả 2. Mức độ mà những doanh nghiệp, đơn vị này sử dụng và phương thức sử dụng chúng cũng rất khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu, tầm vóc và lịch sử của mỗi tổ chức. Do đó, việc xác định nghề nghiệp theo đuổi, vị trí công việc là gì, làm việc ở đâu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn ngành học cho bản thân.
Để hiểu sâu hơn, thí sinh có thể xem thêm loạt thông tin sau:
>>Học ngành Quan hệ công chúng ra làm nghề gì?
>>Học ngành Marketing ra làm nghề gì?
 
 
Thí sinh có thể liên hệ đăng ký online ngay bây giờ để được Tư vấn chi tiết hơn:
 

 
Trần Hà
TIN LIÊN QUAN