Menu
  
Tin tuyển sinh

Có nên học ngành Luật kinh tế?

01/11/2016
Là một trong những ngành nghề không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại, Luật kinh tế luôn gắn liền với sứ mệnh định hướng, kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng và bền vững.
Với những thí sinh đang nuôi ý định lựa chọn đăng ký ngành học này, ắt hẳn sẽ phân vân có nên học ngành Luật kinh tế hay không? Học ngành Luật kinh tế ra làm gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ những khúc mắc này.
Có nên học ngành Luật kinh tế?
Sự nhạy bén và am tường kiến thức của các chuyên gia về Luật kinh tế sẽ góp phần đảm bảo quá trình vận hành bền vững, an toàn cho doanh nghiệp, mở rộng sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi hơn. Ngành Luật kinh tế vì thế được xem là một ngành đặc biệt quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh liên quan đến tư pháp, Việt Nam cần khoảng 13.000 nhân sự, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên và chuyên viên làm công tác thừa phát lại.
Theo đó, những cử nhân Luật kinh tế có trình độ cao trong lĩnh vực luật pháp, kinh doanh, thương mại, sở hữu kỹ năng chuyên sâu đàm phán, tư vấn, đảm đương tốt việc nghiên cứu, giải quyết những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn kinh doanh sẽ trở thành đối tượng săn đón của các nhà tuyển dụng.
 
có nên học ngành Luật kinh tế hay không
Bài viết sẽ giúp bạn tháo gỡ những khúc mắc có nên học ngành Luật kinh tế hay không?
 
Tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) – một trong những trường tiên phong đào tạo ngành Luật kinh tế theo mô hình chuẩn quốc tế, ngoài chương trình học được cập nhật thường xuyên theo tiêu chuẩn các đại học tiên tiến thế giới, sinh viên còn được lĩnh hội đầy đủ khối kiến thức về pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, kỹ năng tranh tụng tại các tòa án, trọng tài thương mại quốc tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, kỹ năng đàm phán, tư duy logic,... nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hành nghề nghiệp khi ra trường.
Đặc biệt, ngay từ năm thứ hai, sinh viên ngành Luật kinh tế của UEF đã có thể trực tiếp tham gia học việc, trải nghiệm thực tiễn tại các công ty Luật, Bộ phận tư vấn Luật trực thuộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế...
Bên cạnh đó, người học còn được trang bị tốt ngoại ngữ, đặc biệt là sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên về pháp lý để có thể trở thành các luật gia, trọng tài viên, các nhà hòa giải chuyên nghiệp trong môi trường thương mại toàn cầu.
Học ngành Luật kinh tế ra làm gì?
Với sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp cùng quá trình giao thương kinh tế trong thời hội nhập sẽ tạo ra những thách thức lớn trong kinh doanh về các mặt liên quan đến pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế. Vì vậy, nhu cầu nhân lực ở ngành Luật kinh tế sẽ có nhiều tiềm năng ổn định trong xã hội.
Tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, bạn dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí như:
- Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế;
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư;
- Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp;
- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế.
Theo học ngành Luật kinh tế tại UEF bằng cách nào?
Một khi đã giải tỏa được nỗi băn khoăn “Có nên học ngành Luật kinh tế, học ngành Luật kinh tế ra làm gì?”, các bạn hãy mạnh dạn tìm cho mình một địa chỉ đào tạo uy tín và phù hợp nhất. Với ngành Luật kinh tế, thí sinh có thể tham khảo thông tin một số trường như: Viện đại học Mở Hà Nội, Đại học Mở TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), Đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH)…
Riêng UEF, năm 2017 trường dự kiến tuyển sinh ngành Luật kinh tế theo hai phương thức là xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ THPT, với các tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa, Toán – Lý – Tiếng Anh, Văn – Toán – Tiếng Anh và Văn – Sử – Địa.
Chọn phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, thí sinh cần đạt điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT. Riêng hình thức xét tuyển theo học bạ THPT, thí sinh cần đảm bảo hai điều kiện: Tốt nghiệp THPT; tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn dùng để xét tuyển đạt từ 18.0 trở lên đối với trình độ đại học, 15 điểm trở lên đối với cao đẳng. Thí sinh tham gia xét tuyển vào UEF ở cả hai phương thức trên đều có cơ hội nhận nhiều suất học bổng giá trị từ 25%, 50% và 100%.
Theo các chuyên gia, TP. HCM là địa bàn sôi động nhất của nghề luật. Đây chính là cánh cửa rộng mở để sinh viên Luật kinh tế tiếp cận những vị trí công việc hấp dẫn trong tương lai. Một khi đã xác định được “Có nên học ngành Luật kinh tế? Học ngành Luật kinh tế ra làm gì”, chắc chắn bạn sẽ tự tin với sự chọn lựa của mình.

 
Trần Hà
TIN LIÊN QUAN